Tài liệuTại liệu học tập

Nam bán cầu gồm những nước nào? và Bán cầu Nam nằm ở vị trí nào?

Bán cầu Nam nằm ở vị trí nào? Nam bán cầu gồm những nước nào? là 2 trong số rất nhiều câu hỏi liên quan đến Nam bán cầu được hỏi kimson. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng thầy cô đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên nhé.

Nam Bán cầu đề cập đến phần phía nam hoặc một nửa của Trái đất. Nó bắt đầu ở xích đạo ở 0 độ và trải dài về phía nam vào các vĩ độ cao hơn cho đến khi nó đạt đến 90 độ về phía nam, còn được gọi là cực Nam, nằm ở giữa Nam Cực. So với Bắc bán cầu, Nam bán cầu có ít khối đất hơn và nhiều nước hơn.

Bán cầu Bắc nằm ở vị trí nào?

Trên Trái Đất, đường Xích Đạo được hình thành dựa trên sự phân chia của năm vĩ tuyến chính chạy dọc theo chiều ngang của hành tinh hình cầu (Vĩ tuyến là đường tròn nối các điểm có cùng vĩ độ trên Trái Đất). Trong đó, đường Xích đạo là đường vĩ tuyến nằm ở chính giữa hành tinh, đây cũng là đường vĩ tuyến dài nhất, có độ dài 40 075 km.

Đường Xích đạo nằm ở giữa Trái Đất và chia hành tinh của chúng ta thành hai nửa bằng nhau là Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Trong đó, Nam bán cầu nằm ở phía dưới và Bắc bán cầu nằm ở nửa phía trên. Dù hai nửa hành tinh được chia đều bởi đường Xích Đạo nhưng điều kiện tự nhiên, địa lý, đặc điểm khí hậu… lại không hề giống nhau, thậm chí một số đặc điểm của hai bán cầu còn hoàn toàn đối lập.

Bán cầu Nam là phần màu vàng theo hình bên dưới.

 

Đường Xích đạo nằm ở giữa Trái Đất và chia hành tinh của chúng ta thành hai nửa bằng nhau là Bắc bán cầu và Nam bán cầu
Đường Xích đạo nằm ở giữa Trái Đất và chia hành tinh của chúng ta thành hai nửa bằng nhau là Bắc bán cầu và Nam bán cầu

 

Đặc điểm địa lý của Nam bán cầu

Nam Bán cầu hay Bán cầu Nam là một nửa của bề mặt Trái Đất (hoặc thiên cầu) nằm ở phía nam của đường xích đạo.

Trên Trái Đất, Nam Bán cầu bao gồm 4 châu lục (một phần của châu Phi, châu Đại Dương, phần lớn Nam Mỹ và châu Nam Cực) và 4 đại dương (phía nam của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương). Mùa hạ diễn ra từ tháng 12 tới tháng 2 và mùa đông diễn ra từ tháng 6 tới tháng 8.

Khu vực này trong lịch sử được coi là ít phát triển và nghèo hơn so với Bắc Bán cầu. Tuy nhiên, Nam Bán cầu cũng ít bị ô nhiễm hơn một cách đáng kể so với Bắc Bán cầu do mật độ dân số về tổng thể là thấp hơn cũng như mức độ công nghiệp hóa thấp hơn và diện tích đất liền nhỏ hơn (các luồng gió chủ yếu chuyển động theo hướng đông-tây, vì thế sự ô nhiễm không dễ dàng lan từ phía bắc xuống phía nam hay ngược lại). Khu vực ôn đới của Nam Bán cầu trên thực tế gần như toàn bộ là mặt nước đại dương; các quốc gia duy nhất nằm trong khu vực này là Argentina, Chile, Uruguay, Nam Phi, phần phía nam của Úc và New Zealand. Chỉ khoảng 10% dân số thế giới sống ở Nam Bán cầu, với các nước đông dân nhất là Brasil và Indonesia (cả hai nước này đều có một phần ở Bắc Bán cầu, nhưng có phần lớn diện tích và dân số ở Nam Bán cầu).

Khí hậu ở Nam Bán cầu có xu hướng ôn hòa hơn ở Bắc Bán cầu. Có điều này là do Nam Bán cầu có ít đất đai và nhiều diện tích biển hơn, và nước thì nóng lên và nguội đi chậm hơn nhiều so với đất.

Các khu vực ở phía nam của vòng Nam cực sẽ có một số ngày trong mùa hè mà khi đó Mặt Trời không bao giờ lặn, và một số ngày trong mùa đông mà Mặt Trời không bao giờ mọc. Thời gian của các pha này dao động từ một ngày tại các điểm chính xác trên vòng Nam cực tới vài tháng tại các điểm rất gần với Nam cực của Trái Đất.

Tại Nam Bán cầu thì kể từ thời điểm đông chí (của Nam Bán cầu, khoảng ngày 21 tháng 6) thì Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày lại lên cao một chút về phía nam và lên cao nhất về phía nam vào ngày hạ chí (của Nam Bán cầu, khoảng ngày 22 tháng 12) và sau đó lại xuống thấp dần về phía bắc và xuống thấp nhất về phía bắc vào ngày đông chí (của Nam Bán cầu).

Do trục tự quay của Trái Đất chỉ nghiêng so với phương vuông góc của mặt phẳng quỹ đạo của nó 1 góc khoảng 21,5 ° – 24,5 ° (trong kỷ nguyên J2000 khoảng 23, 438°) nên tại các khu vực ôn đới và khu vực vùng cực của Nam Bán cầu trong toàn bộ thời gian của năm thì Mặt Trời luôn luôn di chuyển từ phương đông sang phương tây ở phía bắc của thiên đỉnh, tạo ra bóng nắng quay ngược chiều kim đồng hồ trong cả ngày. Tại khu vực nhiệt đới, tùy theo vĩ độ sẽ có những ngày Mặt Trời ở về phía nam (xung quanh ngày hạ chí nhiều hay ít, nhiều nhất là tại xích đạo với thời gian này lên tới 6 tháng từ xuân phân (của Nam Bán cầu, khoảng ngày 23 tháng 9) tới thu phân (của Nam Bán cầu, khoảng ngày 21 tháng 3) và ít nhất là tại đường nam chí tuyến với thời gian khoảng 1 ngày) của thiên đỉnh và những ngày ở phía bắc của thiên đỉnh. Trong những ngày Mặt Trời ở phía nam của thiên đỉnh thì bóng nắng sẽ quay theo chiều kim đồng hồ.

Nam Cực của Trái Đất hướng về phía trung tâm của Ngân Hà, và điều này cùng với bầu trời quang hơn tạo điều kiện tốt hơn để quan sát bầu trời đêm tại Nam Bán cầu, với số lượng sao nhiều hơn và rõ nét hơn.

 

Nam cực quang xuất hiện ở bán cầu Nam
Nam cực quang xuất hiện ở bán cầu Nam

Nam bán cầu gồm những nước nào?

Thuật ngữ “bán cầu” (hemisphere) có từ thời Hy Lạp cổ đại, dùng để chỉ một nửa của vật thể hình cầu. Trái đất có hình cầu, do vậy có thể chia thành 2 nửa. Theo truyền thống, thế giới được chia thành 4 bán cầu, cụ thể gồm Đông bán cầu, Nam bán cầu, Tây bán cầu và Bắc bán cầu.

Với Bắc bán cầu và Nam bán cầu được chia dọc theo đường xích đạo nằm ngang, một đường tưởng tượng còn gọi là vĩ độ không. Bắc bán cầu chứa khoảng 68% khối lượng đất liền của trái đất, bao gồm toàn bộ lục địa châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu, một phần đáng kể của Nam Mỹ và châu Phi.

Quốc gia nào trên thế giới có lãnh thổ nằm trên cả 4 bán cầu của trái đất? - 1
Bắc bán cầu và Nam bán cầu (Ảnh: Atlas).

Nam bán cầu gồm Nam Cực, Australia cũng như các phần phía nam của Nam Mỹ và châu Phi khiến nơi này chỉ chiếm khoảng 38% diện tích trái đất.

Diện tích bề mặt Nam bán cầu gồm 80% các vùng nước như đại dương, trong khi phần còn lại là đất liền. Nam bán cầu chỉ là nơi sinh sống của khoảng 10% dân số thế giới do diện tích đất tương đối nhỏ.

Đông và Tây bán cầu được phân chia bởi một đường kinh độ tưởng tượng chạy dọc toàn cầu gọi là kinh tuyến gốc. Tuy nhiên, hai bán cầu Đông và Tây thường được dùng trong bối cảnh chính trị, văn hóa, hơn là yếu tố địa lý.

Trên thực tế, lãnh thổ các quốc gia thường nằm trong một bán cầu, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như Mali, Algeria và Pháp nằm ở hai bán cầu.

Quay trở lại với câu chuyện vậy đâu là quốc gia nằm ở 4 bán cầu?

Theo World Atlas, Kiribati (tên chính thức Cộng hòa Kiribati) là quốc đảo trải dài trên diện tích khoảng 811 km2, nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, thuộc châu Đại Dương, là quốc gia duy nhất có lãnh thổ nằm cả 4 bán cầu của trái đất. Châu Phi cũng là lục địa duy nhất được biết tới với đặc điểm địa lý tương tự.

Quốc gia này gồm 32 đảo san hô, 21 đảo trong số đó có người sinh sống. Các hòn đảo được tìm thấy ở khu vực Nam Thái Bình Dương của Polynesia và Micronesia.

Trước đây, Kiribati từng chịu sự thống trị của Vương quốc Anh. Tới năm 1979, quốc đảo này giành được độc lập. Hiện tiền tệ quốc gia này là đồng đôla Kiribati, nhưng đôla Australia cũng được chấp nhận ở đây.

Quốc gia nào trên thế giới có lãnh thổ nằm trên cả 4 bán cầu của trái đất? - 3
Cá là nguồn xuất khẩu chính của Kiribati (Ảnh: Travel).

Do thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên nên Kiribati được xem là một trong những quốc gia phát triển kém nhất trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước này là cá. Thủ đô Kiribati là Nam Tarawa. Tính tới năm 2020, dân số quốc gia này đạt gần 120.000 người.

Nam bán cầu bao gồm tất cả hoặc một phần của năm lục địa, bao gồm toàn bộ Nam Cực, Úc, gần như toàn bộ Nam Mỹ, một phần ba phía nam của Châu Phi và một số đảo phía nam ở Châu Á (các phần của Indonesia). Nó cũng bao gồm bốn đại dương (Ấn Độ Dương, Nam Đại Tây Dương, Nam và Nam Thái Bình Dương) và một phần chính của Châu Đại Dương.

Nam Bán cầu đề cập đến phần phía nam hoặc một nửa của Trái đất. Nó bắt đầu ở xích đạo ở 0 độ và trải dài về phía nam vào các vĩ độ cao hơn cho đến khi nó đạt đến 90 độ về phía nam, còn được gọi là cực Nam, nằm ở giữa Nam Cực. So với Bắc bán cầu, Nam bán cầu có ít khối đất hơn và nhiều nước hơn.

Nam Đại Tây Dương, Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và một số biển, bao gồm Biển Tasman giữa Úc và New Zealand và Biển Weddell bên cạnh Nam Cực, chiếm khoảng 80,9% Nam Bán cầu. Đất chiếm khoảng 19,1%. Mặt khác, ở Bắc bán cầu, phần lớn diện tích là đất liền. Khí hậu ở Nam bán cầu có xu hướng ôn hòa hơn một chút so với Bắc bán cầu ở cùng vĩ độ, ngoại trừ Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực. Khí hậu ôn hòa hơn là do sự hiện diện của nhiều đại dương hơn và ít đất đai hơn nhiều.

Các châu lục ở Nam Bán cầu có:

  • Châu Nam Cực.
  • Châu Đại Dương.
  • Phần lớn Nam Mỹ, phía nam sông Amazon.
  • Khoảng 1/3 châu Phi, phía nam sông Congo.

Các quốc gia châu Phi mà nằm toàn bộ hay một phần ở Nam Bán cầu:

  • Angola
  • Botswana
  • Burundi
  • Comoros
  • Cộng hòa Congo
  • Cộng hòa Dân chủ Congo
  • Gabon
  • Lesotho
  • Madagascar
  • Malawi
  • Mauritius
  • Mozambique
  • Namibia
  • Rwanda
  • Cộng hòa Nam Phi
  • Eswatini
  • Tanzania
  • Zambia
  • Zimbabwe

Các quốc gia châu Á mà nằm toàn bộ hay một phần ở Nam Bán cầu:

  • Đông Timor
  • Indonesia
  • Maldives

Các quốc gia châu Đại Dương mà nằm toàn bộ hay một phần ở Nam Bán cầu:

  • Úc
  • Quần đảo Cook
  • Fiji
  • Kiribati
  • Nauru
  • New Zealand
  • Niue
  • Papua New Guinea
  • Samoa
  • Quần đảo Solomon
  • Tonga
  • Tuvalu
  • Vanuatu

Các quốc gia Nam Mỹ mà nằm toàn bộ hay một phần ở Nam Bán cầu:

  • Argentina
  • Bolivia
  • Brazil
  • Chile
  • Ecuador
  • Paraguay
  • Peru
  • Uruguay

Hy vọng với bài viết trên, các em đã nắm được Bán cầu Nam nằm ở vị trí nào? Nam bán cầu gồm những nước nào? rồi nhé. Thầy cô chúc các em học tập thật tốt môn địa lý nha.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button